Nằm không cũng dính đạn, thương hiệu Foodmap mới đây đã bất ngờ hứng chịu hàng loạt hậu quả nặng nề sau phát ngôn gây tranh cãi của người đại diện – TikToker O Huyền Sầu riêng. Drama Sầu riêng cũng một lần nữa cho thấy, các thương hiệu cần có chiến lược quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với phát ngôn của các bên liên quan!
Trong những ngày vừa qua thì câu chuyện về O Huyền và Quang Linh sầu riêng đang trở thành chủ đề nóng nhất trên các trang mạng xã hội Việt Nam. Sự việc bắt đầu trong buổi livestream với Hằng Du mục ngày 7/7, O Huyền Sầu Riêng – Người đại diện phát ngôn của thương hiệu Foodmap.asia đã có những lời nói có phần tiêu cực đối với Quang Linh Vlog khi anh đang ăn sầu riêng của hãng trong phiên Live. Ngay lập tức công chúng lên tiếng chỉ trích O Huyền trên khắp các trang mạng xã hội và kêu gọi nhau đồng loạt hủy đơn hàng sầu riêng để thể hiện sự phản đối với TikToker này.
Mặc dù làn sóng phẫn nộ và chỉ trích của công chúng đang hướng về phía O Huyền, nhưng thực tế người chịu thiệt nhiều nhất trong drama này lại là thương hiệu FoodMap – đơn vị đứng sau những lô sầu riêng trong phiên Live của Hằng du mục. Tính đến nay đã có khoảng 360 kg sầu riêng bị hoàn trả, Gian hàng FoodMap trên Tiktok Shop bị hạ rating nghiêm trọng chỉ còn 3,7 sao/5 sao. Làn sóng chỉ trích quá lớn khiến thương hiệu này buộc phải xóa toàn bộ sản phẩm trên gian hàng TikTok Shop.
Không chỉ Foodmap, nhiều thương hiệu từng ngã ngựa vì người đại diện/đối tác phát ngôn kém duyên
Không riêng gì Foodmap, rất nhiều thương hiệu đã vô tình gặp phải khủng hoảng truyền thông không đáng có do người đại diện, đối tác phát ngôn phản cảm. Mới đây nhất có thể kể đến hai sự việc của NXB Kim Đồng và các thương hiệu hợp tác cùng Hoa hậu Ý Nhi.
#1. NXB Kim Đồng lao đao vì họa sĩ phát ngôn vô duyên
Là một trong những thương hiệu khá kín tiếng nhưng mới đây NXB Kim Đồng cũng bất ngờ bị “vạ lây” chỉ vì phát ngôn nhạy cảm của một họa sĩ lâu năm. Cụ thể, họa sĩ thiết kế Tạ Quốc Kỳ Nam – Người đảm nhận thiết kế cho bộ truyện “Nữ Hoàng Ai Cập” của Kim Đồng đã có những phát ngôn rất phản cảm về nhân vật nữ chính trong bộ truyện Nữ Hoàng Ai Cập và tối ngày 15/05 vừa qua.
Câu đùa vô duyên đến từ họa sĩ này đã khiến cho cộng đồng fan hâm mộ của bộ truyện cũng như công chúng không khỏi phẫn nộ. Ngay lập tức hàng loạt độc giả lên tiếng chỉ trích và phản đối gay gắt về họa sĩ Tạ Quốc Kỳ Nam trên các trang mạng xã hội và lên tiếng sẽ tẩy chay bộ truyện này để lên án những hành động của họa sĩ.
Cũng như câu chuyện của Foodmap, mặc dù không bị công chúng trực tiếp lên án trong vụ việc này, nhưng nhà xuất bản Kim Đồng lại đang là cái tên hứng chịu nhiều thiệt hại nhất cả về mặt danh tiếng lẫn kinh tế. Nhà xuất bản này buộc phải đưa ra lời xin lỗi và tuyên bố chấm dứt hợp tác với nam họa sĩ. Đồng thời Kim Đồng cũng phải thiết kế lại bìa mới và lùi ngày phát hành bộ truyện, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình truyền thông và đẩy bán cho bộ truyện “Nữ Hoàng Ai Cập” cũng như doanh số của Kim Đồng trong thời gian tới.
#2. Hoa hậu Ý Nhi khiến các nhãn hàng bị chỉ trích vì phát ngôn gây tranh cãi ngay sau khi đăng quang
Năm 2023, vụ việc phát ngôn gây tranh cãi của Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới nhiều nhãn hàng. Điển hình như nhãn hàng thời trang THE SOUL đã liên tục nhận được những đánh giá tiêu cực và hàng loạt bình luận phẫn nộ trên các trang mạng xã hội của thương hiệu này do hợp tác với nàng hậu. Thậm chí nhiều người dùng còn bày tỏ sẽ tẩy chay nếu thương hiệu này tiếp tục cùng Ý Nhi. Đứng trước sự công kích từ cộng đồng mạng, THE SOUL buộc phải đưa ra lời xin lỗi và thậm chí khẳng định sẽ không bao giờ hợp tác thêm cùng hoa hậu này.
Thương hiệu cần làm gì để kiểm soát phát ngôn của người đại diện/đối tác?
#1. Cần thiết lập một bản hướng dẫn, quy tắc truyền thông nói chung đối với các bên liên quan tới thương hiệu
Không chỉ người đại diện thương hiệu hay đại diện phát ngôn, mà các bên liên quan như đối tác, nhà tài trợ cũng tác động rất lớn đến hình ảnh của thương hiệu. Điển hình như Drama Sầu Riêng hay vụ việc của Kim Đồng, TikToker O Huyền và họa sĩ trên đều chỉ là một trong những đối tác của thương hiệu, nhưng phát ngôn của họ vẫn để lại hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, đã đến lúc các quy tắc phát ngôn, truyền thông cần được đưa vào trong biên bản hợp tác của thương hiệu và các bên liên quan. Từ những quy định về cách thức phát ngôn, nội dung truyền thông, cho tới kế hoạch dự phòng khi xảy ra khủng hoảng truyền thông,…. của các bên trong quá trình hợp tác.
#2. Truyền tải tới người đại diện/đối tác về văn hóa, giá trị của doanh nghiệp
Mặc khác, người đại diện hay đối tác cũng cần phải hiểu rõ được những giá trị, văn hóa và sứ mệnh của doanh nghiệp. Để tránh trường hợp đáng tiếc của nhà xuất bản Kim Đồng, rõ ràng những phát ngôn của họa sĩ hoàn toàn đi ngược lại với giá trị thương hiệu mà nhà xuất bản này đã luôn tạo dựng trong các năm qua.
#3. Kiểm soát phát ngôn của người đại diện chặt chẽ trong quá trình xử lý khủng hoảng
Drama Sầu Riêng là một bài học rất đắt giá cho Foodmap cũng như mọi thương hiệu khác trong việc kiểm soát phát ngôn của người đại diện. Mặc dù Foodmap đã sớm lên bài giải thích và xin lỗi đối với khách hàng, nhưng phía O Huyền lại xin lỗi khá hời hợt và thiếu chân thành. Vì vậy, mọi lời xin lỗi từ Foodmap đều trở nên mờ nhạt khi mà phía ngọn nguồn khủng hoảng “O Huyền” vẫn chưa đủ chân thành để xoa dịu khán giả.
Do đó, khi xảy ra khủng hoảng ở phía người đại diện, điều mà thương hiệu cần làm trước tiên là liên hệ với phía người đại diện để đưa ra hướng xử lý khủng hoảng đồng bộ và hiệu quả nhất giữa hai bên.
Lời kết:
Nhìn chung, để tránh những vụ việc đáng tiếc như Foodmap trong drama sầu riêng, các thương hiệu cần có chiến lược hợp tác chặt chẽ hơn nữa đối với Người đại diện hoặc các bên liên quan như đối tác,… Đặc biệt trong quá trình xử lý những vụ việc khủng hoảng truyền thông như vậy, hai bên cần phối hợp ngay từ đầu để có được hướng giải quyết đồng bộ, nhất quán và nhanh chóng nhất.
Khánh Huyền
Sẵn sàng để phát triển doanh nghiệp của bạn?
Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, quý khách vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo mẫu sau.
Bài viết liên quan
PHP FPM là gì? Công nghệ này có ích với nền tảng website như thế nào?
Qua bài viết này, bạn sẽ được giải thích cách hoạt động của PHP FPM...
Th9
Nhận diện thương hiệu Vua Nệm
“Nhận diện thương hiệu mới mang đến cho thương hiệu cảm giác tươi mới, hiện...
Th8
Bộ nhận diện mới của KIDSPLAZA, thương hiệu Việt cho Mẹ và Bé
Richard Moore Associates là đơn vị được KidsPlaza tin tưởng để thực thi nhiệm vụ...
Th8
Cache là gì? Hướng dẫn xóa bộ nhớ cache trên mọi trình duyệt
Bộ nhớ cache là gì? Nó là một loại bộ nhớ được sử dụng để...
Th8
Liên danh Đèo Cả – Sơn Hải vuột mất gói thầu 6.300 tỷ đồng tại dự án sân bay Long Thành vì “330.000 đồng tiền phí”
Banner thông báo nghỉ lễ 2/9, lịch nghỉ lễ tết, năm mới
Nội dung bài viếtKhông chỉ Foodmap, nhiều thương hiệu từng ngã ngựa vì người đại...
Th8