Trong thời đại công nghệ số, chatbot trở thành công cụ hữu ích giúp người bán trò chuyện và CSKH tự động. Trong đó, kịch bản chatbot mẫu góp phần quan trọng và tạo nên thành công cho quá trình triển khai chatbot. Vậy kịch bản chatbot mẫu là gì? Làm thế nào để xây dựng một kịch bản chatbot chuyên nghiệp…Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên cũng như mang đến hàng loạt các mẫu kịch bản để doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Kịch bản chatbot mẫu là gì?
Kịch bản chatbot mẫu là một kịch bản đã được tạo ra sẵn để doanh nghiệp có thể tham khảo, từ đó áp dụng vào “con” chatbot của mình để bot có thể dựa vào đó trả lời những thắc mắc và tư vấn, chăm sóc cho khách hàng. Tùy theo từng giai đoạn kinh doanh và mục tiêu chiến lược mà kịch bản chatbot mẫu sẽ được thay đổi hoặc cải tiến nội dung sao cho phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Sau khi khách hàng click vào nút “Bắt đầu”, cả Bot và khách hàng sẽ tương tác với nhau dựa trên kịch bản mà doanh nghiệp xây dựng sẵn. Vì mọi thứ đều được vận hành tự động nên nếu bạn xây dựng kịch bản chatbot càng hấp dẫn thì càng dễ níu chân khách hàng tiếp tục ở lại cuộc trò chuyện.
Một kịch bản chatbot mẫu sinh động và thân thiện sẽ đem đến cuộc trò chuyện đầy thú vị với khách hàng. Đồng thời, kịch bản chatbot mẫu chuyên nghiệp còn góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm của người dùng, từ đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, tạo mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng với thương hiệu.
Kịch bản chatbot mẫu
2. Cách xây dựng kịch bản chatbot chuyên nghiệp
Để tạo ra một kịch bản chăm sóc khách hàng và chốt đơn chuyên nghiệp, đòi hỏi người làm kinh doanh phải đầu tư cả thời gian lẫn công sức, tiền bạc. Để tối ưu quá trình này, doanh nghiệp có thể tham khảo 6 bước tạo kịch bản chatbot đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu của kịch bản chatbot
Mục tiêu giống như là “kim chỉ nam” để định hướng con người làm bất cứ việc gì, đối với việc xây dựng kịch bản chatbot cũng không ngoại lệ. Kịch bản chatbot cũng cần có mục tiêu cụ thể để đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu, mục đích đề ra cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng. Một số mục tiêu mà người bán có thể tham khảo như chăm sóc khách hàng cũ, giới thiệu sản phẩm mới, tung ra chương trình ưu đãi,…
Một điều cần lưu ý là mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể và dễ dàng đo lường thì càng tốt. Ví dụ như tăng 10% doanh thu trong tháng, tăng 1000 đơn hàng trong quý,…
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới
Suy cho cùng, kịch bản chatbot phải thu hút và thuyết phục được khách hàng mua hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình: họ là ai, họ thích gì, họ mong đợi gì,…Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp tạo kịch bản chatbot với nội dung phù hợp, không làm khách hàng thất vọng hay thậm chí là ghét bỏ,…
Bước 3: Phác thảo sơ bộ kịch bản chatbot mẫu
Nhiều người khá chủ quan khi xây dựng kịch bản chatbot, đó là họ không phác thảo trước kịch bản mà ngay lập tức áp dụng luôn kịch bản mẫu vào trong kinh doanh. Điều này dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp phải liên tục chỉnh sửa từng câu chữ hay giọng điệu cho hợp lý, vừa mất thời gian lại vừa tốn công sức.
Vì thế, người làm kinh doanh đừng quên phác thảo sơ bộ kịch bản chatbot mẫu, qua đó có cái nhìn tổng quan về cách thiết kế và vận hành chúng vào trong thực tiễn. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào đây để chỉnh sửa và hoàn thiện kịch bản, biến nó trở thành một kịch bản hay và hấp dẫn nhất đối với khách hàng.
Bước 4: Tìm hiểu kỹ về nền tảng chatbot
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn nền tảng chatbot hỗ trợ cho quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền tảng lại mang những đặc điểm khác nhau. Việc nắm rõ thông tin về chúng sẽ giúp bạn khai thác hết được những điểm mạnh và tìm ra loại kịch bản thích hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng những nền tảng chatbot tiện lợi, có nhiều tiện ích bổ sung. Một gợi ý dành cho bạn là phần mềm chatbot Fchat. Đây là một phần mềm tạo chatbot đơn giản, cung cấp đa dạng mẫu kịch bản chatbot, đồng thời cho phép người dùng tối ưu chatbot để chăm sóc khách hàng và bán hàng tự động trên đa nền tảng.
Bước 5: Tiến hành tạo kịch bản chatbot mẫu, kiểm tra và đưa vào áp dụng
Sau khi đã hoàn thành cả 4 bước trên, tới giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tiến hành tạo kịch bản chatbot mẫu chính thức. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra kịch bản một lần cuối. Khi đã đảm bảo nó vận hành trơn tru và không còn một lỗi nào thì bạn đã có thể đưa kịch bản chatbot vào áp dụng.
Bước 6: Theo dõi và tối ưu chatbot
Một bước quan trọng khi đã đưa kịch bản đi vào hoạt động là theo dõi, đánh giá và tối ưu chúng. Doanh nghiệp cần liên tục theo dõi và kiểm tra tính hiệu quả của chatbot, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện kịch bản của mình. Để quá trình sửa đổi diễn ra hiệu quả nhất, đừng quên quan sát và thu thập các phản hồi từ chính khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để tìm ra những vấn đề mà họ quan tâm nhất.
3. Một số kịch bản chatbot mẫu tăng hiệu quả chốt sale
3.1. Kịch bản chatbot thời trang
Một kịch bản chatbot thời trang có thể bắt đầu tiếp cận các khách hàng mới, những khách hàng lần đầu tương tác hoặc inbox cho shop. Bot thời trang có thể bắt đầu bằng câu hỏi như “Chào anh/chị [Tên khách hàng]. Cám ơn bạn đã quan tâm [Tên công ty hoặc tên sản phẩm]. Anh/chị có cần bên em tư vấn gì thêm không ạ?”.
Phía dưới câu hỏi sẽ là nút bấm gợi ý cho khách hàng thực hiện hành động. Có ba nút gợi ý điển hình là:
+ Mua sản phẩm: Bot sẽ gửi Landing page, Website, Selling page để giới thiệu các sản phẩm nổi bật. “Anh/chị có thể tham khảo các sản phẩm bán chạy nhất của bên em ạ…”
+ Tư vấn size: Bot sẽ gửi bảng size để khách hàng tham khảo, đồng thời xin số đo của khách hàng để tư vấn. “Anh/chị cho em xin size áo/quần của anh chị để em tư vấn nhé!”
+ Ý kiến khách hàng: Cung cấp cho khách hàng một số Feedback của khách hàng cũ để khách hàng thêm lòng tin, kèm Nút mua ngay để thuyết phục khách hàng.
Kịch bản chatbot mẫu ngành thời trang
3.2. Kịch bản chatbot mỹ phẩm
Mặt hàng mỹ phẩm thu hút nhiều sự quan tâm từ khách hàng nữ. Họ thường đòi hỏi có sự tư vấn kỹ càng vì mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và sức khỏe người dùng.
Ví dụ về một kịch bản chatbot mỹ phẩm tư vấn khách hàng và chốt đơn tự động sẽ bắt đầu như sau:
+ Trường hợp khách hàng tương tác và con bot biết được khách hàng quan tâm sản phẩm nào:
“ Chào [Tên khách hàng]. Cám ơn bạn đã quan tâm sản phẩm [Tên sản phẩm] của chúng tôi. [Giới thiệu kỹ hơn về sản phẩm, đưa ra hình ảnh kèm giá bán để khách hàng tham khảo]…”
+ Trường hợp khách hàng tương tác và con bot chưa biết được khách hàng quan tâm đến sản phẩm nào:
“Chào [Tên khách hàng]. Cám ơn bạn đã theo dõi Fanpage của chúng tôi. Không biết bạn đang quan tâm đến loại sản phẩm gì nhỉ?…Da bạn thuộc loại da nào, mình sẽ gợi ý cho bạn một số sản phẩm phù hợp nhé!…[Giới thiệu kỹ hơn về sản phẩm, đưa ra hình ảnh kèm giá bán để khách hàng tham khảo]…”
Sau khi giới thiệu thông tin về sản phẩm, bot mỹ phẩm có thể xin thông tin khách hàng (họ tên, số điện thoại) để tư vấn thêm trong tương lai, đồng thời bổ sung nút “Mua ngay” để khách hàng dễ dàng đặt hàng.
Kịch bản chatbot mẫu cho shop mỹ phẩm
3.3. Kịch bản chatbot lĩnh vực bất động sản
Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, khách hàng thường tìm đến chatbot để tìm kiếm thêm thông tin về dự án bđs đó chứ chưa đưa ra quyết định mua ngay. Kịch bản chatbot mẫu trong kinh doanh bất động sản phải đảm bảo được hai yếu tố: thu hút khách hàng tìm hiểu sâu về dự án và thu thập thông tin của khách hàng để bộ phận kinh doanh tư vấn ở giai đoạn sau.
Một kịch bản chatbot mẫu bất động sản sẽ diễn ra như sau:
Bot: “Chào bạn. Cám ơn bạn đã quan tâm tới các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng bởi [Tên công ty]. Bạn cần tôi hỗ trợ gì không?”
Tại đây, chatbot sẽ hiển thị các nút cho khách hàng lựa chọn như thông tin dự án, tư vấn trực tiếp, bảng giá dự án,…
Bot: “Bạn đang chú ý tới dự án nào nhỉ” => Khách hàng sẽ chọn tên dự án mà họ muốn tìm hiểu.
Bot: “[Cung cấp thông tin về dự án, cụ thể là diện tích, vị trí, điểm mạnh, tiện ích xung quanh,…] Dưới đây là một vài hình ảnh dự án mà Quý khách hàng có thể tham khảo…”
Bot: “Để tìm hiểu kỹ hơn về tiến độ và bảng giá của dự án, vui lòng truy cập tại đây [Bot gắn link website chính thức của dự án]. Hãy để lại thông tin liên lạc của bạn để nhân viên kinh doanh của công ty hỗ trợ bạn tốt nhất”
Bot: “Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dự án của chúng tôi. [Tên công ty] luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào”
3.4. Kịch bản chatbot ngành du lịch
Khi khách hàng tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, họ đều mong chờ được đón tiếp niềm nở, không chỉ mỗi trong thời gian lưu trú mà là xuyên suốt hành trình tìm kiếm và trao đổi thông tin với thương hiệu. Thông thường, một kịch bản chatbot mẫu cho đơn vị đặt phòng sẽ cần đảm bảo một số yếu tố như:
+ Thông tin cụ thể về vị trí, mức giá phòng, hệ thống tiện ích trong phòng;
+ Hình ảnh thực tế về phòng ở cũng như các dịch vụ đi kèm;
+ Các chương trình khuyến mãi hay ưu đãi (nếu có);
+ Hướng dẫn quy trình đặt phòng và thanh toán;
+ Giải đáp một số thắc mắc và khiếu nại của khách hàng trước, trong và sau thời gian lưu trú…
Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu kịch bản chatbot cung cấp thông tin về chương trình ưu đãi dưới đây:
Bot: “Chào đón [Tên khách hàng] đến với [Tên doanh nghiệp]! Tôi là trợ lý ảo [Tên trợ lý], rất vui khi được hỗ trợ quý khách. Hãy để lại câu hỏi hoặc lựa chọn dịch vụ mà Quý khách hàng muốn được hỗ trợ!”
=> Bot đưa ra các nút gợi ý như: Đặt dịch vụ, Quy đổi voucher, Thay đổi booking, Tư vấn điểm đến, Khiếu nại.
Ví dụ như khách hàng chọn mục “Tư vấn điểm đến”, trò chuyện sẽ diễn ra như sau:
Bot: “Hiện nay, [Tên doanh nghiệp] đang có nhiều gói dịch vụ sẵn sàng được phục vụ Quý khách. Cám ơn Quý khách hàng đã tin tưởng cũng như lựa chọn dịch vụ của chúng tôi. Để tìm kiếm combo phòng ở và vé máy bay, bạn vui lòng cung cấp một vài thông tin sau.
[Chatbot cung cấp một biểu mẫu để khách hàng điền dữ liệu, hoặc đưa ra một số câu hỏi để khách hàng trả lời về thời gian lưu trú, số lượng người ở, điểm đến, điểm khởi hành, yêu cầu về phòng và hạng vé,,…]Bot: “Dựa vào thông tin mà Quý khách cung cấp, [Tên doanh nghiệp] mang đến một số lựa chọn phòng khách sạn dưới đây. Quý khách vừa lựa chọn phòng [giới thiệu phòng, view, thiết kế..] Phòng hiện có giá […]. Hãy cùng ngắm nhìn không gian phòng qua một số hình ảnh bên dưới.
Về dịch vụ đi kèm, khi bạn đặt phòng tại […], Quý khách sẽ được tặng một voucher [giảm giá…%], áp dụng từ […] đến […] Quý khách hàng vui lòng đặt phòng sớm để trải nghiệm dịch vụ và nhận ưu đãi từ […] nhé!”
3.5. Kịch bản chatbot bảo hiểm
Kịch bản chatbot bảo hiểm tập trung cung cấp thông tin về những gói bảo hiểm, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn đến khách hàng để thu hút họ. Sau đó, chatbot sẽ chịu trách nhiệm tư vấn hàng nghìn câu hỏi mà khách hàng thắc mắc liên quan đến mức phí đóng, quyền lợi của khách hàng, quy trình đăng ký,…
Khi khách hàng đã có thông tin cơ bản từ chatbot, chatbot có thể xin thêm thông tin của khách hàng để nhân viên kinh doanh tư vấn sâu hơn.
3.6. Kịch bản chatbot phòng khám
Khi tìm đến phòng khám, khách hàng cần tìm kiếm thông tin liên quan đến các gói dịch vụ mà phòng khám cung cấp, độ tin cậy của phòng khám cũng như mức giá dịch vụ. Vì thế, kịch bản chatbot mẫu cho phòng khám cần có đầy đủ nội dung trên, đồng thời giúp khách hàng đặt lịch hẹn khám.
Mẫu kịch bản chatbot tiếng Việt mà các phòng khám có thể tham khảo như sau:
Bot: “Cám ơn bạn đã liên hệ đến phòng khám [Tên phòng khám]. Hiện bạn đang cần hỗ trợ về vấn đề gì ạ”.
Bot cung cấp các lựa chọn cho khách hàng, ví dụ như:
+ Đặt lịch khám
+ Tìm hiểu dịch vụ
+ Đóng góp ý kiến
+ Khác…
Nội dung trong mỗi mục bạn có thể tự triển khai theo loại dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Kịch bản chatbot mẫu phòng khám
3.7. Kịch bản chatbot mẫu lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Khác với các loại kịch bản trên, ngành tài chính – ngân hàng đòi hỏi chatbot phải hỗ trợ được nhiều nghiệp vụ chuyên môn thiên về kỹ thuật. Điển hình như nắm bắt nhu cầu người dùng, hướng dẫn khách mở thẻ, mở sổ tiết kiệm, định danh điện tử,…Kịch bản chatbot ngân hàng cũng cần có tính chính xác cao, nội dung ngắn gọn mà xúc tích, rõ ràng và dễ hiểu.
Mục đích của kịch bản chatbot mẫu trong ngành tài chính – ngân hàng thường là giúp khách hàng giải đáp thắc mắc và thực hiện các quy trình đơn giản và thuận tiện, không mất công đến tận cửa hàng/chi nhánh.
Mẫu kịch bản chào mừng khách hàng mới dành cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tham khảo:
Bot: “Chào bạn, mình là [tên] – trợ lý thông minh của [tên doanh nghiệp]. Rất vui khi được hỗ trợ bạn. Bạn đang quan tâm tới dịch vụ nào của [tên doanh nghiệp]? Vui lòng cho mình biết để bên mình hỗ trợ nhé!”
Tại đây, chatbot sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng. Phần này tùy thuộc vào dịch vụ của từng ngân hàng. Ví dụ dịch vụ mở tài khoản trực tuyến.
Bot: “Để mở tài khoản trực tuyến, bạn vui lòng thực hiện theo chỉ dẫn hiển thị trên màn hình. Hãy xem từng bước đầy đủ phía dưới nhé!”
Bot: “Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ [Tên dịch vụ] của [Tên doanh nghiệp]. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc truy cập vào trang web.”
3.8. Kịch bản chatbot ngành ô tô
Đối với ngành ô tô, kịch bản chatbot phụ trách nhiệm vụ tư vấn khách hàng, cung cấp thêm thông tin sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi hiện tại, ít khi hỗ trợ chốt sales. Bên cạnh đó, chatbot cũng có thể hỗ trợ khách hàng đặt lịch bảo dưỡng xe, đặt lịch lái thử,…
Mẫu kịch bản chatbot ngành ô tô mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Bot: “Chào [Tên khách hàng]. Cám ơn bạn đã dành thời gian quan tâm các sản phẩm của [Tên công ty]. Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Tại đây, chatbot sẽ đưa ra các dòng sản phẩm và các vấn đề khách quan tâm để khách lựa chọn. Điển hình như dòng xe đang quan tâm là gì, khách hàng muốn dịch vụ gì (sản phẩm nổi bật, chương trình khuyến mãi, đăng ký lái thử, chính sách bảo hành).
=> Khách hàng chọn mục Xe điện.
Bot: “Đối với dòng xe điện, Quý khách hàng có thể tham khảo một vài mẫu xe đang được đánh giá cao và gây sốt gần đây. [thông tin và hình ảnh về xe kèm video/ấn phẩm giới thiệu].”
Bot: “Quý khách hàng có thể trải nghiệm mẫu xe này tại hệ thống showroom toàn quốc. Bạn vui lòng đặt lịch lái thử để [Tên doanh nghiệp] hỗ trợ tốt nhất cho bạn. [đưa ra các lựa chọn địa điểm showroom và thời gian lái thử cho khách hàng lựa chọn].”
Bot: “Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của [Tên công ty]. Hy vọng rằng bạn sẽ có được những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn có thêm bất cứ yêu cầu nào khác.”
3.9. Kịch bản chatbot dịch vụ làm đẹp, spa
Kịch bản chatbot dịch vụ làm đẹp, spa đề cao đến yếu tố chốt sale, tìm cách để thuyết phục khách hàng đặt lịch và trải nghiệm dịch vụ. Doanh nghiệp kinh doanh trong mảng này có thể tham khảo kịch bản chatbot mẫu sau:
Bot: “Chào anh/chị, Anh/chị cho em xin tên của mình để tiện xưng hô nhé!”
Bot: “Dạ vâng ạ. Anh/chị [Tên khách hàng] hiện cần em hỗ trợ về dịch vụ nào để em giải đáp chi tiết hơn ạ.”
=> Bot chat cần đưa ra các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, ví dụ như: 1. Điều trị mụn; 2. Truyền trắng; 3. Triệt lông; 4. Cấy DNA cá hồi; 5. Trị sẹo; 6…
Sau khi khách hàng chọn dịch vụ, bot chat tiến hành tư vấn và giải quyết vấn đề khách hàng đang gặp phải. Đồng thời, bot chat cần giới thiệu dịch vụ và chương trình khuyến mãi, đồng thời xin thông tin cá nhân của khách (số điện thoại) để liên hệ chốt lịch làm đẹp.
Kịch bản chatbot mẫu cho dịch vụ làm đẹp
3.10. Kịch bản chatbot dành cho thực phẩm chức năng
Những khách hàng mua thực phẩm chức năng thường là người trưởng thành, thu nhập từ trung bình tới cao và quan tâm tới sức khỏe. Với đối tượng này, kịch bản chatbot mẫu thực phẩm chức năng cần ngắn gọn, không mất nhiều thời gian của khách hàng.
Ngoài ra, kinh doanh thực phẩm chức năng tương đối khó, đặc biệt là ở những giai đoạn đầu khi khách hàng chưa có nhiều niềm tin về sản phẩm. Kịch bản chatbot mẫu đối với mặt hàng này cần tập trung nhấn mạnh đến sự uy tín thương hiệu cũng như giá trị mà sản phẩm mang lại.
3.11. Kịch bản chatbot khóa học
Một số đơn vị kinh doanh khóa học như trung tâm tiếng Anh rất cần xây dựng kịch bản chatbot để thay họ tư vấn và chốt sales. Một mẫu chatbot khóa học mà doanh nghiệp có thể cân nhắc thiết lập như sau:
Bot: “Chào mừng [Tên khách hàng] đã đến với [Trung tâm tiếng Anh] – chuyên cung cấp các khóa học về […]. Tại đây, bạn sẽ nhận được các đặc quyền như: [nêu lên điểm mạnh và quyền lợi của học viên]”
Bot: “Bạn [Tên khách hàng] đang cần hỗ trợ gì ạ?” => Chatbot đưa ra các nút bấm để khách hàng lựa chọn: Chọn cơ sở, Tư vấn trực tiếp, Đăng ký ngay.
=> Ví dụ khách hàng bấm “Chọn cơ sở”, chatbot đưa ra các lựa chọn cơ sở học, level học. Sau khi khách hàng hoàn thiện thông tin thì chatbot sẽ bổ sung thông tin về lịch học, lộ trình học, thời gian học, học phí,…cùng nút bấm “Đăng ký ngay”
Sau khi khách hàng bấm Đăng ký thì chatbot phụ trách hỏi tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, lớp học mong muốn đăng ký. Tiếp đến, chatbot sẽ xác nhận lại lịch học một lần nữa, đồng thời cung cấp phương thức thanh toán cho khách hàng.
Kịch bản chatbot mẫu bán khóa học
3.12. Kịch bản chatbot Coffee shop
Kịch bản chatbot mẫu dành cho các quán cafe cần có những nội dung như giúp khách order đồ uống mang về/ship tận nhà, cung cấp mã khuyến mãi cho khách hàng,…Luồng kịch bản chatbot mẫu cho Coffee Shop sẽ bao gồm:
+ Tin nhắn chào mừng
+ Tin nhắn giới thiệu quán
Bot: “Nằm trên một con ngõ nhỏ….Ghé thăm chúng mình tại [địa chỉ quán] nhé”
+ Tin nhắn khuyến mãi
Bot: “Tháng […] này chúng tôi hân hạnh gửi tặng Quý khách hàng chương trình khuyến mãi hấp dẫn [Tên chương trình và nội dung chương trình ưu đãi]” => Bot đưa ra lựa chọn khách hàng sử dụng mã như thế nào (order tại quán, áp mã vào đơn hàng ship).
+ Tin nhắn khi khách hàng muốn chat với nhân viên
Bot: “Chào bạn. Bạn đang cần chúng mình hỗ trợ gì ạ…Bạn vui lòng chờ một vài phút, nhân viên của [Tên doanh nghiệp] sẽ phản hồi bạn ngay!”
+ Tin nhắn đặt đồ uống
Đưa ra hình ảnh và thông tin đồ uống, bot bổ sung thêm nút “Đặt ngay” để khách hàng dễ thao tác.
Bot: “ [Tên đồ uống] là một lựa chọn tuyệt vời. Bạn vui lòng cho mình xin thêm một số thông tin nhé.”
Bot: “Số điện thoại của bạn là gì?”
Bot: “Bạn vui lòng chọn size và số lượng…”
Bot: “Bạn có muốn đặt thêm các loại đồ uống khác không? Vui lòng ghi rõ thông tin giúp chúng mình nhé.”
Bot: “Địa chỉ nhận hàng của bạn ở đâu?”
Bot: “Cám ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn [Tên doanh nghiệp]. Hãy ngồi nghỉ ngơi một chút và chờ chúng mình nhé!”
Kịch bản chatbot mẫu Coffee Shop
3.13. Kịch bản chatbot Studio
Đối với các studio chụp hình, studio thường bao gồm những nội dung như giới thiệu về Studio, cung cấp thông tin về các phòng chụp, các dịch vụ và gói chụp tại Studio…Thông tin về phòng chụp cần có đầy đủ các dữ liệu về diện tích, tiện ích bên trong, thiết kế, hệ thống ánh sáng/âm thanh, giờ thuê, giá thuê,…
Đặc biệt, kịch bản chatbot Studio tập trung vào việc chốt sale và đặt lịch cho khách hàng. Chatbot dành cho Studio cần chú ý phải cung cấp hình ảnh thực tế của studio cũng như các dự án từng thực hiện tại đó để tăng tính thuyết phục cho khách hàng.
3.14. Kịch bản chatbot tiếng Anh
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh ở cả thị trường nước ngoài, việc cài đặt thêm một phiên bản chatbot tiếng anh là vô cùng cần thiết. Kịch bản chatbot tiếng Anh tương đối giống với bản tiếng Việt, tuy nhiên người bán cần chú ý tới việc sử dụng ngữ pháp và ngôn ngữ sao cho đúng và tự nhiên nhất có thể.
Một số câu chatbot phổ biến trong tiếng Anh như:
+ “Welcome to […]. How may we help you?” (tin nhắn chào mừng)
+ “Please write your question or choose one of the options below: […] (tin nhắn yêu cầu khách hàng chọn dịch vụ hoặc để lại câu hỏi)
+ “What is your concern?” (tin nhắn hỏi về mối quan tâm của khách hàng)
+ “What days and times are best for you to make an appointment?” (tin nhắn đặt lịch khách hàng)
+ “Thank you, someone will contact you soon”….
Kịch bản chatbot tiếng Anh
3.15. Kịch bản chatbot Salon tóc
Đối với Salon tóc, kịch bản chatbot mẫu tập trung vào các nội dung như:
+ Giúp khách hàng nắm được các thông tin về dịch vụ mà salon cung cấp
+ Cung cấp bảo giá hoặc các ưu đãi (nếu có)
+ Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc hoặc tư vấn trực tiếp
+ Hướng dẫn đặt lịch trải nghiệm dịch vụ
Mẫu kịch bản chatbot dành cho Salon tóc:
Bot: “Xin chào [Tên khách hàng]. Hôm nay tóc mình không được đẹp lắm đúng không ạ? Không sao đã có [Tên salon] lo.”
Bot: “Những mẫu tóc sang trọng nhất và chương trình chăm sóc tóc tuyệt vời cùng với một mức giá vô cùng phải chăm. Tất cả chỉ có ở [Tên salon]. Cùng xem qua bảng giá của [Tên salon].
=> Bot đưa ra các lựa chọn như “Xem ngay dịch vụ”, “Đặt lịch ngay”…Khi khách hàng bấm “Xem ngay dịch vụ” thì Bot sẽ cung cấp catalogue mẫu tóc cho khách hàng tham khảo rồi mới đặt lịch. Còn khách hàng bấm “Đặt lịch” thì Bot sẽ thu thập thông tin gồm tên và số điện thoại của khách hàng. Nhân viên sẽ gọi lại để xác nhận lại lịch một lần nữa.
3.16. Kịch bản chatbot dành cho phòng Gym
Một kịch bản chatbot mẫu chuyên nghiệp dành cho phòng Gym cần cung cấp thông tin chi tiết về các lớp học, từ đó giúp khách hàng tìm thấy lớp phù hợp với mình. Một điểm cần lưu ý là chatbot của phòng Gym cần có đầy đủ thông tin về các hạng thành viên cùng với giá thành, đồng thời cung cấp các ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng lựa chọn.
Mẫu kịch bản chatbot mà doanh nghiệp kinh doanh phòng Gym có thể tham khảo như:
Bot: “Chào mừng bạn đến với [Tên doanh nghiệp]. Hãy luyện tập cùng chúng tôi để có được sức khỏe dẻo dai và khỏe mạnh mỗi ngày nhé!”
=> Bot đưa ra các lựa chọn về Các dịch vụ/Chính sách giá/Liên hệ.
Ví dụ khi khách hàng bấm chọn mục “Dịch vụ”, Bot sẽ hỏi khách hàng: “Bạn [Tên khách hàng] muốn tìm hiểu lớp học nào.” Đồng thời, Bot cũng sẽ đem đến các lớp để khách hàng lựa chọn bấm “Xem chi tiết”.
Sau khi khách hàng chọn lớp, chatbot này sẽ đưa ra thông tin về lớp đó: lịch học, chương trình học, mức giá. Khi khách hàng đã thấy hài lòng, chatbot sẽ tiến hành đăng ký thẻ thành viên cho khách hàng dựa vào việc cung cấp số điện thoại và họ tên (cấp thành viên do khách hàng lựa chọn.”
3.17. Kịch bản chatbot dành cho sản phẩm Handmade
Kịch bản chatbot dành cho sản phẩm Handmade chú trọng tới việc giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua hàng. Mẫu kịch bản chatbot mà doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm Handmade có thể cân nhắc như:
Bot: “Chào mừng bạn đến với [Tên doanh nghiệp]. [Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp và lý do doanh nghiệp ra đời]
=> Bot chat cung cấp thêm nút “Xem sản phẩm” để khách hàng quan tâm có thể ấn vào.
Khi khách hàng bấm vào, bot chat sẽ đưa ra thông tin tổng quan về sản phẩm, chỉ khi khách hàng chọn ra loại sản phẩm mà mình cần và ấn vào “Xem thông tin chi tiết” thì thông tin cụ thể mới hiện ra.
Bot chat cũng sẽ đưa thêm phần “Đặt hàng” vào bên dưới để khách hàng dễ dàng thao tác. Khi khách hàng quyết định đặt mua sản phẩm:
Bot: “Cám ơn bạn đã lựa chọn [Tên doanh nghiệp]. Bạn vui lòng cho chúng mình xin Tên, Số điện thoại để lên đơn nhé.”
Bot: “Bạn muốn nhận hàng ở đâu ạ”
Bot: “Bạn đặt số lượng bao nhiêu ạ”
Bot: “Ngoài sản phẩm […], bạn còn muốn mua thêm sản phẩm nào nữa không ạ”
Bot: “Cảm ơn bạn. Chúng mình sẽ lên đơn và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất. Hãy chờ chúng mình xíu nha.”
3.18. Kịch bản chatbot đối với Homestay
Đối với doanh nghiệp kinh doanh Homestay, kịch bản chatbot giúp cho quá trình đặt phòng và tư vấn khách hàng diễn ra dễ dàng hơn. Kịch bản cần đảm bảo một số nội dung sau:
+ Giúp khách hàng nắm được thông tin chi tiết ở mỗi phòng
+ Cung cấp hình ảnh thực tế
+ Cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung
+ Hỗ trợ giải đáp các câu hỏi/thắc mắc của khách hàng
+ Hướng dẫn khách hàng thao tác đặt phòng nhanh chóng
Kịch bản chatbot mẫu đối với dịch vụ Homestay nên bắt đầu bằng một lời chào khách hàng, sau đó chatbot cần cung cấp các lựa chọn cho khách hàng như:
+ Đặt phòng: Chọn cơ sở, Số lượng người, Giới thiệu phòng phù hợp nhu cầu người dùng
+ Dịch vụ: Dịch vụ đưa đón, Dịch vụ thuê phương tiện, Dịch vụ thuê hướng dẫn viên
+ Tư vấn: Hỏi khách hàng vấn đề họ đang gặp phải và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Kịch bản chatbot mẫu cho thuê Homestay
3.19. Kịch bản chatbot giảm giá
Mẫu kịch bản chatbot chắc hẳn đã quá quen thuộc với người làm kinh doanh. Một số mẫu tin nhắn giảm giá mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để thiết lập chatbot:
+ “SĂN DEAL LỚN – TRÚNG QUÀ XỊN – Giảm giá tới … toàn bộ sản phẩm. Bạn không nghe lần đầu, lần đầu tiên và duy nhất trong năm, [Tên doanh nghiệp] tung deal siêu xịn giảm giá hàng loạt sản phẩm bao gồm cả hàng mới về. Ưu đãi chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất [ngày ưu đãi], vì vậy đừng chần chừ, shopping ngay thôi.”
+ “Hàng ngàn sản phẩm đã được lên kệ với giá sale vô cùng hấp dẫn. Mình gửi bạn danh sách sale bên mình nhé…”
4. Ứng dụng phần mềm Fchat để tạo kịch bản chatbot mẫu đơn giản
Fchat nổi tiếng là một trong những phần mềm tạo chatbot chuyên nghiệp nhất hiện nay. Với Fchat, quá trình xây dựng kịch bản chatbot mẫu diễn ra đơn giản hơn bao giờ hết.
Trước hết, Fchat cung cấp hàng loạt các mẫu kịch bản chatbot mẫu với ngôn ngữ tự nhiên, đa dạng lĩnh vực kinh doanh: Nha khoa, Nội thất, Nhà hàng, Spa, Giày dép, Tư vấn bán hàng, Tuyển dụng sản phẩm, Quần áo, Viral,…Doanh nghiệp có thể download mẫu về để dùng, đồng thời chỉnh sửa lại sao cho hợp lý với ngành hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, chatbot được tạo trên Fchat còn có khả năng kết nối với nhiều nền tảng từ Fanpage, Zalo Page, Website đến Telegram, WordPress, Lazada Shop,…Mặt khác, Fchat còn cho phép chatbot tự động trả lời tin nhắn và bình luận tự động, tạo lịch hẹn và nhắc hẹn cho khách hàng, tự động tin nhắn hàng loạt cho khách hàng định kỳ,…
Đặc biệt, Fchat nổi bật với tính năng tạo chatbot viral, qua đây doanh nghiệp có thể sử dụng chatbot để triển khai các chiến dịch minigame, quay số trúng thưởng, vòng quay may mắn,…nhằm thu hút và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Như vậy, bài viết đã cung cấp 19 kịch bản chatbot mẫu với nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Doanh nghiệp cũng đừng quên sử dụng phần mềm Fchat để tạo ra kịch bản chatbot chuyên nghiệp, hỗ trợ bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Sẵn sàng để phát triển doanh nghiệp của bạn?
Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, quý khách vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo mẫu sau.
Bài viết liên quan
Giải mã tỷ lệ vàng trong thiết kế và những ứng dụng của nó
Tỷ lệ vàng trong thiết kế là yếu tố không thể thiếu để giúp bản...
Gen Z Cần Trang Bị Gì Để Bắt Kịp Xu Hướng Trí Tuệ Nhân Tạo?
Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở...
Th10
Gojek chính thức rời Việt Nam, Gojek rời đi, tài xế rối bời
Nhiều tài xế Gojek đến giờ vẫn không tin mình thất nghiệp. Có người đã...
Th10
Website là gì? Tại sao cần phải 1 thiết kế website chuẩn SEO?
Thiết kế Website không còn là công cụ xa lạ của các doanh nghiệp, các tổ...
Th10
Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới của Mường Thanh
Không phải đây là lần đầu tiên Mường Thanh thay đổi bộ nhận diện thương...
Th10
Lịch sử hình thành và thay đổi nhận diện Mường Thanh
Là “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương” và hướng tới vị thế...
Th9