Trong quá trình sử dụng tên miền, có một số tình huống phát sinh dẫn tới tranh chấp tên miền. Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình, chủ thể đăng ký sử dụng cần biết một số thông tin sau đây.

Xu Ly Tranh Chap Ten Mien

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tên miền

  • Tranh chấp tên miền .VN được thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tranh chấp các tên miền Quốc tế thực hiện theo luồng quy chuẩn của ICANN.
  • Tranh chấp các tên miền mã Quốc gia khác thuộc quốc gia nào, đồng nghĩa với việc bạn phải tuân thủ mọi Quy định mà Quốc gia đó đề ra.

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Thông qua thương lượng, hòa giải :

Các bên có thể thực hiện việc hòa giải trước, trong hoặc sau quá trình tố tụng để đi đến thống nhất cách thức giải quyết tranh chấp phù hợp hài hòa giữa hai bên. Trường hợp không đi đến thống nhất, các bên có thể sử dụng phương án Trọng tài.

Thông qua Trọng tài:

Các bên có thể lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp tên miền tại các Trung tâm trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đạt được đồng thuận, các bên có thể tiếp tục khởi kiện đưa vụ việc ra Tòa.

Khởi kiện ra Tòa:

Đối với tên miền Việt Nam, chủ thể có thể gửi hồ sơ khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi cư trú, đối với tên miền Quốc tế chủ thể gửi yêu cầu khởi kiện lên tòa Trọng tài Quốc tê WIPO

Một số lưu ý

  • Đăng ký và sử dụng tên miền được thực hiện theo nguyên tắc “Bình đẳng, không phân biệt đối xử” và “Đăng ký trước được quyền sử dụng trước”. Vì vậy các Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên đăng ký sớm, đăng ký bao vây các tên miền có liên quan để tránh các tranh chấp phát.
  • Khi đăng ký tên miền cần khai báo các thông tin chính xác về chủ thể để NĐK, cũng như các cơ quan quốc tế liên hệ khi sảy ra các vụ việc phát sinh liên quan đến tranh chấp.

Tham khảo

  • Chính sách Giải quyết Tranh chấp tên miền của ICANN (UDRP) khi bạn đăng ký tên miền quốc tế. Chi tiết tham khảo http://archive.icann.org/en/udrp/udrp-policy-24oct99.htm
  • Chính sách về việc giải quyết tranh chấp tên miền .VN theo điều 16 Nghị định 72/2013/ND-CP và Thông tư 24/2015 BTTTT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Chi tiết https://vnnic.vn/tranhchaptenmien

Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN

Trong chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN (http://www.icann.org/udrp/udrp-policy-24oct99.htm) các thủ tục bắt buộc đối với vụ kiện tranh chấp bao gồm:

1. Người bị khiếu kiện được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp sau:

a. Tên miền của Người bị khiếu kiện trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền; và

b. Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; và

c. Tên miền mà Người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.

Người khiếu kiện phải đưa ra được đồng thời cả 3 điều kiện nêu trên trong đơn khiếu kiện.

2. Chứng cớ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong (nhưng không giới hạn) các trường hợp sau:

a. Người bị khiếu kiện đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho người khiếu kiện, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện với số tiền lớn vượt quá chi phí mà người bị khiếu kiện chi trực tiếp cho tên miền đó.

b. Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; hoặc

c. Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc

d. Người bị khiếu kiện sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của người khiếu kiện làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng người bị khiếu kiện là người đỡ đầu, là chi nhánh của người khiếu kiện hoặc đã được người khiếu kiện đồng ý.

3. Người bị khiếu kiện làm sao để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tên miền cho Người khiếu kiện:

Các trường hợp sau (nhưng không giới hạn) sẽ chứng minh cho người bị khiếu kiện:

a. Trước khi nhận được thông báo có tranh chấp, người bị khiếu kiện đã sử dụng hoặc chứng minh được là chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền liên quan tới việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ một cách thực sự; hoặc

b. Người bị khiếu kiện được công chúng biết đến thông qua tên miền đó mà thậm chí người bị khiếu kiện chưa có các quyền nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ; hoặc

c. Người bị khiếu kiện đang sử dụng tên miền hợp pháp không liên quan đến thương mại hay đang sử dụng tên miền một cách đúng đắn ngay thẳng, không có ý định thương mại để đánh lạc hướng người tiêu dùng hay để làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện kiện.

Sau khi phê chuẩn UDRP, ICANN chỉ định 4 tổ chức sau đây làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền:

  • Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
  • Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF)
  • Công ty CPR
  • Công ty eResolution

Căn cứ vào tính hiệu quả của chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất đã ban hành, ICANN đã khuyến dụ tất cả các tổ chức quản lý tên miền cấp cao áp dụng hoặc xây dựng chính sách giải quyết khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền theo thông lệ thống nhất nhằm tạo nên sự hài hoà, thống nhất về mặt thông lệ trong quá trình giải quyết các khiếu nại về tranh chấp tên miền.

Hướng dẫn xử lý tên miền quốc gia “.vn” có tranh chấp

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÊN MIỀN QUỐC GIA “.VN” CÓ TRANH CHẤP

TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM

BÊN CẠNH PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ. VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thông qua Hòa giải và Trọng tài. VIAC khuyến nghị các bên có liên quan lựa chọn ĐIỀU KHOẢN HÒA GIẢI MẪU hoặc ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI MẪU như sau:

HÒA GIẢI:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới tên miền quốc gia “.vn” sẽ được giải quyết bằng hoà giải tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc hoà giải của Trung tâm này”.

TRỌNG TÀI:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến tên miền quốc gia “.vn” sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM

Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 04 3574 4001 Fax: 04. 3574 3001
Email: [email protected] Website: www.viac.org.vn

Sẵn sàng để phát triển doanh nghiệp của bạn?

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, quý khách vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo mẫu sau.

Bài viết liên quan

KBW THÔNG BÁO KẾ HOẠCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác, Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...

Dịch vụ thiết kế in brochure quảng cáo

Dịch vụ in brochure quảng cáo là một trong những dịch vụ in ấn phổ...

Stt lễ 30/4, cap về đi chơi lễ 30/4 và 1/5 hay nhất

Status nôi dung đăng bài hay lễ 30/4 1/5, cap về đi chơi lễ 30/4...

Vì sao phải có Website thương hiệu riêng?

Với sự phát triển TMĐT, người dùng có hành vi mua sắm Online tăng. Trong...

Thiết kế Profile kiến tạo tài sản giá trị thương hiệu riêng cho doanh nghiệp

[/row] Nội dung bài viếtNguyên tắc giải quyết tranh chấp tên miềnCác hình thức giải...