Để được hiến tạng sau khi chết, nhiều độc giả thắc mắc thủ tục, hồ sơ, điều kiện… Dưới đây, Kinh Bắc Web sẽ giải đáp những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng.

1. Hiến tạng sau khi chết là như thế nào?

Một trong những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng là định nghĩa hiến tạng sau khi chết là gì? Hiến tạng sau khi chết là việc người có nhu cầu hiến tạng đăng ký với cơ sở y tế về việc sẽ thực hiện hiến tạng sau khi bản thân qua đời.

Bên cạnh việc hiến tạng sau khi chết thì cá nhân còn có thể đăng ký hiến xác sau khi chết hoặc đăng ký hiến tạng ngay khi còn sống.

Trong đó, tạng bao gồm các bộ phận của cơ thể người như sau:

– Mô: Tập hợp các tế bào cùng hoặc nhiều loại khác nhau, thực hiện chức năng nhất định của cơ thể người như giác mạc, gân, tuỷ…

– Bộ phận cơ thể người: Một phần cơ thể con người được hình thành từ nhiều mô khác nhau để thực hiện chức năng sinh lý nhất định: Tay, chân…

Những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng cần phải nhớ rõ (Ảnh minh hoạ)

Những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng cần phải nhớ rõ (Ảnh minh hoạ)

2. Điều kiện được hiến tạng sau khi chết

Mặc dù hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện thực hiện nhưng vẫn phải đáp ứng một số điều kiện của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH11 của Quốc hội (trong bài viết gọi tắt là Luật số 75/2006).

Cụ thể như sau:

2.1 Độ tuổi

Căn cứ Đều 5 Luật số 75/2006, điều kiện để được hiến tạng về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đặc biệt, việc hiến tạng phải được người này hoàn toàn tự nguyện đăng ký, không bị ép buộc.

2.2 Các trường hợp bị cấm

Ngoài điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, để được đăng ký hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu hiến tạng không được vi phạm các hành vi nêu tại Điều 11 Luật số 75/2006, gồm:

  • – Thực hiện việc trộm mô, bộ phận cơ thể người hoặc trộm xác.
  • – Ép người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy từ người không tự nguyện hiến. Đồng thời, cũng không được thực hiện các hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua hoặc bán xác bởi việc hiến tạng là hoàn toàn tự nguyện.
  • – Thực hiện ghép, lấy, sử dụng, lưu trữ vì mục đích thương mại hoặc quảng cáo, môi giới cho việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bởi mục đích của việc hiến tạng là để nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy và không nhằm mục đích thương mại.
  • – Không lấy mô, bộ phận cơ thể từ người dưới 18 tuổi cũng như không ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh như HIV, Lao, Phong…
  • – Không được phép tiết lộ hoặc làm lộ thông tin, bí mật về người hiến, người được phép trái luật.
  • – Không được lợi dụng quyền hạn hoặc chức vụ của mình để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

3. Thủ tục hiến tạng sau khi chết

Một trong những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng là thủ tục thực hiện bởi để được hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu hiến phải thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là chi tiết thủ tục, trình tự thực hiện:

3.1 Hiến tạng sau khi chết cần hồ sơ gì?

Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết vô cùng đơn giản. Người có nhu cầu chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được ban hành tại phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT.

Mẫu đơn này, người có nhu cầu hiến tạng có thể in trực tiếp tại phụ lục của Quyết định trên tại trang web của Kinh Bắc Web hoặc vào trang chủ của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.

Sau khi có mẫu đơn, người có nhu cầu hãy chuẩn bị thêm một ảnh thẻ (có thể sử dụng ảnh thẻ size nào cũng được), cùng một bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn

Hồ sơ, thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết khá đơn giản (Ảnh minh hoạ)

3.2 Hiến tạng sau khi chết ở đâu?

Có nhiều cách để người có nhu cầu hiến tạng có thể thực hiện việc đăng ký hiến tạng sau khi chết. Cụ thể:

– Đến trực tiếp cơ sở y tế gần nhất để trình bày nguyện vọng về việc đăng ký hiến tạng sau khi chết.

Tại đây, cơ sở y tế sau khi tiếp nhận nhu cầu của người tự nguyện hiến tạng sẽ thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và hướng dẫn người đăng ký hiến tạng thực hiện các thủ tục tiếp theo.

– Gửi mẫu đơn cùng các giấy tờ, tài liệu khác đến Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia thông qua một trong hai hình thức:

  • Qua đường bưu điện: Gửi đến địa chỉ: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia – Phòng 230, nhà C2, bệnh viện Việt Đức có địa chỉ là số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Trên phong bì thư ghi số điện thoại 0915060550.
  • Gửi trực tiếp đến địa chỉ: Phòng 230, nhà C2, bệnh viện Việt Đức hoặc Đơn vị điều phối ghép tạng Bệnh viện Việt Đức, phòng 242, nhà C2, bệnh viện Việt Đức (người đến đăng ký đi qua cổng cấp cứu tại địa chỉ phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Trong đó, thời gian làm việc của cơ quan này là từ thứ Hai đến thứ Sáu.
  • Nếu cá nhân ở các tỉnh phía Nam thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến nơi tiếp nhận của bệnh viện Chợ Rẫy.

3.3 Trình tự, thủ tục hiến tạng sau khi chết

Việc hiến tạng sẽ được thực hiện theo trình tự nêu tại Điều 18 Luật số 75/2006 sau đây:

Bước 1: Người có đủ điều kiện bày tỏ nguyện vọng hiến tạng sau khi chết với cơ sở y tế gần nhất hoặc các nơi tiếp nhận nhu cầu nêu trên.

Bước 2: Cơ sở y tế thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Nếu gửi hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm thì người có nhu cầu sẽ được tư vấn chi tiết và hướng dẫn các thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết và kiểm tra sức khoẻ cho đối tượng này (ở bước 3, bước 4).

Bước 3: Trung tâm thông báo cho cơ sở y tế tiến hành thủ tục đăng ký cho người hiến.

Bước 4: Cơ sở y tế sau khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thì gặp trực tiếp người có nhu cầu để tư vấn và hướng dẫn đăng ký hiến cũng như kiểm tra sức khoẻ cho người hiến, cấp thẻ đăng ký hiến sau khi chết cho người hiến.

Đồng thời, cơ sở y tế sẽ thông báo lại danh sách người hiến cho Trung tâm này.

3.4 Hiệu lực của việc đăng ký hiến tạng

Khoản 5 Điều 18 Luật số 75/2006 nêu rõ, việc đăng ký hiến tạng sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký hiến tạng được cấp thẻ đăng ký hiến tạng.

4. Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 104/2017/TT-BTC, người đăng ký hiến tạng sau khi chết nếu thân nhân có tổ chức tang lễ, mai táng di hài thì sẽ được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.

Trong đó, từ nay đến hết 30/6/2023, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng và từ ngày 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức mai táng phí đến hết 30/6/2023 là 14,9 triệu đồng và từ 01/7/2023 trở đi là 18,0 triệu đồng.

Ngoài ra, với các đối tượng hiến tạng khi còn sống, quyền lợi của người hiến tại gồm những gì?

Có thể đăng ký hiến tạng online hoặc trực tiếp

Có thể đăng ký hiến tạng online hoặc trực tiếp (Ảnh minh hoạ)

5. Cách đăng ký hiến tạng sau khi chết online

Theo hướng dẫn mới nhất về những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng, ngoài việc đăng ký trực tiếp thì người có nhu cầu còn có thể gửi nhu cầu đăng ký hiến tạng sau khi chết online hoặc gửi qua đường bưu điện.

Để được đăng ký online, người có nhu cầu có thể thực hiện đăng ký bằng một trong ba cách sau đây:

  • – Đăng ký online trên vnhot.vn – trang web của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia. Tại đây, mục đăng ký hiến tạng nằm ngay bên tay phải, góc trên cùng. Người có nhu cầu ấn vào đăng ký hiến tạng và làm theo hướng dẫn của trang web.
  • – Thông qua cổng đăng ký hiến và ghép mô tạng TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ dieuphoigheptangtphochiminh.vn. Tại đây, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện đăng ký tài khoản và làm theo hướng dẫn chi tiết của trang web.
  • – Đăng ký qua email. Với mỗi địa bàn khác nhau, người có nhu cầu thực hiện đăng ký, gửi mail đến các địa chỉ sau đây:
    • Tại TP. Hà Nội, các tỉnh phía Bắc thì gửi thông tin đăng ký hiến tạng vào mail [email protected].
    • Tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thì người có nhu cầu hiến tạng đăng ký online qua email [email protected].

Chia sẻ thêm bài viết từ Lexuancuong.com 

Hướng Dẫn Đăng Ký Hiến Tạng Cứu Người – Việc Làm Ý Nghĩa Và Nhân Văn

Hiến tạng cứu người hay hiến xác là 1 việc làm có ý nghĩa và đầy tính nhân văn, có thể giúp nhiều người khác có cơ hội được sống, mình đã tìm hiểu và tiến hành làm thẻ hiến tạng năm 2016, mình chia sẻ bài viết này để mọi người giải đáp phần nào thắc mắc của bản thân.

VỀ VIỆC HIẾN TẠNG/HIẾN XÁC

Theo như mình tìm hiểu, hiện nay có ít nhất 2 hình thức như sau: – Hiến xác cho khoa học: sau khi chết đi, cơ thể người hiến sẽ được phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học & giảng dạy trong các trường Y Khoa . – Hiến tạng: hiện 1 bộ phận cơ thể mình (khi đã chết hoặc còn sống) cho người khác. Thường gặp nhất sẽ là hiến gan, thận & giác mạc. Bất kỳ Ai từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không giới hạn giới tính, tín ngưỡng đều có quyền hiến tạng khi còn sống hoặc hiến sau khi chết, chết não và hiến xác.

Hiến tạng giúp có thể cứu sống nhiều người khác.
Hiến tạng giúp có thể cứu sống nhiều người khác.

ĐĂNG KÝ HIẾN TẠNG VÀ HIẾN XÁC Ở ĐÂU?

Hiện nay có nhiều đơn vị tiếp nhận việc hiến xác/hiến tạng cứu người này này. Các bạn có thể google để có nhiều hướng dẫn, ở đây mình chỉ viết về cách mình đã đăng ký thẻ hiến tạng từ BV Chợ Rẫy (phù hợp cho các bạn ở Tp HCM hoặc lân cận, nếu ở ngoài Bắc có thể liên hệ BV Việt Đức…).

Điều đầu tiên có lẽ cần nhất ở bạn là chuẩn bị tâm lý: cái này cũng không có gì ghê gớm lắm, chỉ là hiểu được khi mình chết đi (trường hợp gặp tai nạn do rủi ro, não đã chết và không còn cơ hội hồi phục, hoặc tim và tuần hoàn đã ngừng), những bộ phận cơ thể hay nội tạng còn sử dụng được cho người khác thì BV Chợ Rẫy có thể sử dụng lấy các bộ phận khác để ghép cho người khác.

Và điều thứ 2 là thông báo cho gia đình biết về vấn đề này, cái này cũng khá là quan trọng vì nếu trường hợp mình chết đi, gia đình cần liên hệ với Đơn vị điều phối để kiểm tra và nhận tạng… trước khi ghép cho người khác. Mặc dù đến hiện tại việc này đã phổ biến nhưng nhiều người lớn cũng chưa có suy nghĩ tích cực lắm về vấn đề này.

Thẻ hiến tạng được cung cấp cho người đăng ký hiến tạng.
Thẻ hiến tạng được cung cấp cho người đăng ký hiến tạng.

Điều thứ 3, bạn liên hệ với hotline để được tư vấn & trả lời thắc mắc (mình nghĩ cái này khá quan trọng, để đủ tự tin và đầy đủ thông tin nếu còn khúc mắc).

Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy

  • – Số 201B Nguyễn Chí Thanh Quận 5 TPHCM
  • – Điện thoại: (84-8) 3855 4137 – 184; (84-8) 3956 0139
  • – Fax: (84-8) 3956 0139
  • – Điện thoại 24/24h: 091 3 67 7016
  • – Email: [email protected]

Và cuối cùng, Sau khi đã nắm rõ thông tin, bạn tải mẫu đơn, điền đầy đủ thông tin:

– Mẫu đơn: https://drive.google.com/file/d/1zPi6f2czm7_t16ip9U02AuAQKKz41yEB/view?usp=sharing

– Gửi trực tiếp về địa chỉ trên hoặc Email bản scan mẫu đơn đã ký & hình ảnh dùng để làm thẻ về cho Đơn vị điều phối, khi email nhớ yêu cầu địa chỉ nhận thẻ hiến tạng (nếu bạn có địa chỉ thường trú ở quê nhưng đang làm việc ở SG, nên note rõ gửi về cty/nhà trọ ở SG). Mình nhận thẻ & thư từ BVCR sau tầm 2 ngày.

Mẫu đơn đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Mẫu đơn đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Hiện nay đơn vị điều phối ghép tạng của Bệnh Viện Chợ Rẫy có fanpage và cập nhật mẫu đơn mới ở đây: https://www.facebook.com/dieuphoigheptangbvcr/

Hiện nay mình thấy đã có link đăng ký online: http://vnhot.com.vn/dang-ky-hien từ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ – Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, thuộc Bộ Y Tế. Mọi người có thể thử cách đăng ký online này xem!

Đối với trường hợp Hiến xác cho nghiên cứu khoa học, các bạn có thể tìm hiểu và liên hệ các đơn vị sau:

  • Bộ môn Giải Phẫu trường ĐHYD Tp Hồ Chí Minh: 217 Hồng Bàng, phường 11, quận 5 – ĐT: (028) 38 558 411 – (028) 39 509 943 – 0913 783 142 – 0943 003 992
  • Bộ môn Giải Phẫu trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch: 86/2 Thành Thái, phường 12, quận 10 – ĐT: (028) 38 652 435 – (028) 38 632 824
  • Đại học Y Huế, Đại học Y Hà Nội và Đại Học Y Thái Nguyên.

Nếu còn thắc mắc có thể đọc thêm bài viết trên báo Tuổi Trẻ: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20141109/mo-rong-nguon-cho-tang/669315.html hoặc liên hệ hotline nhé, mình làm thẻ chứ chưa có hiến, nên mọi người có hỏi quy trình hiến như thế nào thì thực sự mình không có trả lời đầy đủ & chính xác như các bác sỹ ở hotline đâu.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HIẾN TẠNG

Có thêm xem thêm 1 số quan điểm và bài viết của mình và bạn bè trên Facebook:

Thảo Nguyên: ”Khi mình cho đi, thì tạng sẽ đến tay người cần, dù bằng cách này hay cách khác. Dù nguy cơ bị bán tạng là rất nhỏ, nhưng nếu nó có xảy ra đi nữa thì người mua cũng là người cần, vậy thôi. Còn về việc ai sẽ là người nhận, bệnh viện sẽ dựa trên danh sách chờ hiến tạng, theo các tiêu chuẩn sau:

  1. Phải hợp. Hợp trong hiến tạng khó khăn hơn hợp trong hiến máu rất nhiều. Phải làm rất nhiều xét nghiệm để đảm bảo tạng ghép vào sẽ được cơ thể người nhận chấp nhận ở một mức độ nào đó, nếu không, sẽ không sử dụng được, phí một mớ tiền, phí tạng được hiến, thậm chí nguy hiểm tính mạng người nhận. Chưa kể, sau khi đã tìm được người nhận phù hợp, thì bệnh nhân cũng phải uống thuốc chống thải ghép nhiều năm sau đó. Vì hợp cách mấy, thì ADN cũng khác nhau, vẫn bị cơ thể coi là vật thể lạ, hệ miễn dịch sẽ tìm mọi cách loại bỏ. Nên là đừng hy vọng mình hiến tạng thì tạng sẽ đến được tay những người có hoàn cảnh khó khăn, còn phải xem có duyên hay không đã.
  2. Trong danh sách những người hợp rồi, phải lựa xem ai là người ưu tiên ghép hơn, ví dụ như bệnh tình đang nguy cấp, không ghép sẽ nguy hiểm đến tính mạng, hoặc, đơn giản là gia đình đã có khả năng thanh toán cho ca mổ. Bệnh nhân nguy cấp hơn nhưng nếu gia đình ko chi trả được, bệnh viện không có khả năng hỗ trợ chi phí, không tìm được nhà tài trợ thì cũng chịu. Cái này liên quan nhiều vấn đề, mình không muốn bàn sâu. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ví dụ ghép tạng rồi mà sau đó vẫn không có khả năng chi trả tiền thuốc chống thải ghép (theo mình biết thì tầm đâu 5 triệu/tháng) thì cũng như không. Nên là, người ta phải cân nhắc hiệu quả. Cũng giống như máu, một ca ghép tạng tốn rất nhiều chi phí không phải vì giá của tạng mà vì các chi phí sau: xét nghiệm, bảo quản qua nhiều công đoạn; nhân lực, vật tư trang thiết bị cho ca mổ; thuốc gây mê, hồi sức trong quá trình thực hiện,… Ghép tạng rất phức tạp, một cọng chỉ khâu thôi cũng có thể mấy trăm ngàn, người ta xài mấy chục cọng là bình thường :)”

Sẵn sàng để phát triển doanh nghiệp của bạn?

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, quý khách vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo mẫu sau.

Bài viết liên quan

Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4-1/5 2024 bằng tiếng việt và tiếng anh chuẩn có dạng như thế nào?

Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4-1/5 2024 bằng tiếng việt và tiếng anh...

KBW THÔNG BÁO KẾ HOẠCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác, Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...

Dịch vụ thiết kế in brochure quảng cáo

Dịch vụ in brochure quảng cáo là một trong những dịch vụ in ấn phổ...

Stt lễ 30/4, cap về đi chơi lễ 30/4 và 1/5 hay nhất

Status nôi dung đăng bài hay lễ 30/4 1/5, cap về đi chơi lễ 30/4...

Vì sao phải có Website thương hiệu riêng?

Với sự phát triển TMĐT, người dùng có hành vi mua sắm Online tăng. Trong...