Để tồn tại, doanh nghiệp nào cũng cần bán được sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, để quyết định xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố.
1. Số lượng sản phẩm
Khi doanh nghiệp hiện tại chỉ tập trung cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ nhưng có ý định mở rộng sản phẩm khác (cùng ngành) trong tương lai thì xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một lựa chọn hợp lý.
Dĩ nhiên, thương hiệu doanh nghiệp cũng phải phải thể hiện được doanh nghiệp cung cấp sản phẩm gì? Vì sao lại cung cấp sản phẩm đó?
Tuy nhiên, lựa chọn xây dựng thương hiệu sản phẩm trước cũng là một lựa chọn có thể thực hiện. Nhưng sau đó, khi ra mắt sản phẩm khác, doanh nghiệp lại cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới đó.
Nếu số lượng sản phẩm của doanh nghiệp quá lớn (trời trang, gia dụng), lựa chọn tốt hơn là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Hoặc có thể kết hợp: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ đạo.
2. Nguồn lực & Quy mô
Khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ, việc lựa chọn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm không ảnh hưởng quá nhiều.
Nếu nguồn lực mạnh, hoàn toàn có thể xây dựng cả 2. Ngược lại, nguồn lực hạn chế thì có thể chọn 1 trong 2 phương án.
Nhưng doanh nghiệp có quy mô lớn, suy nghĩ đến tầm nhìn dài hạn thì cần cân nhắc vấn đề này kỹ càng hơn. Bởi khi đó khả năng ảnh hưởng và chi phí cần bỏ ra là lớn hơn.
3. Kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu quyết định bạn cần xây dựng thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp.
Có 4 loại kiến trúc thương hiệu phổ biến:
3.1. Kiểu Branded House: Kiểu kiến trúc thương hiệu với một thương hiệu chính và các thương hiệu con.
VD: FPT là thương hiệu của tập đoàn FPT. FPT Retail, FPT Telecom, FPT Software … là những thương hiệu con của FPT.
Với kiểu kiến trúc thương hiệu Branded House, các thương hiệu con gắn kết chặt chẽ với thương hiệu mẹ. Khách hàng tin tưởng FPT có xu hướng tin tưởng các thương hiệu con của FPT (và ngược lại).
Vì thế, FPT sẽ tập trung xây dựng thương hiệu mẹ, sau đó nếu còn nguồn lực sẽ triển khai thêm cho các thương hiệu con.
3.2. Kiểu House of Brand: Kiểu kiến trúc thương hiệu bao gồm tập hợp các thương hiệu khác biệt. Thương hiệu mẹ chỉ quan trọng đối với nhà đầu tư.
VD: Masan là kiểu doanh nghiệp xây dựng theo kiểu kiến trúc House of Brands. Bạn có thể nghe tới Chinsu, Nam Ngư, Omachi, Vinacafé … nhưng ít khi nghe tới Masan.
Uniliver, P&G, Genneral Motors … cũng sử dụng kiểu kiến trúc thương hiệu này.
Với kiểu kiến trúc House of Brands, chủ sở hữu xây dựng thương hiệu riêng cho nhãn hiệu, sản phẩm. Chi phí xây dựng thương hiệu lớn hơn nhưng khả năng cá nhân hóa tốt hơn.
Ngoài ra, do liên kết như vậy các thương hiệu con sẽ ít ảnh hưởng đến thương hiệu của tập đoàn khi xảy ra khủng hoảng.
3.3. Kiểu Endorsed: Kiểu thương hiệu được bảo trợ bao gồm một thương hiệu mẹ và các thương hiệu anh em, tất cả đều có trên một thị trường duy nhất.
Ví dụ: Marriott là một thương hiệu sử dụng kiến trúc Endorsed được tập trung xây dựng mạnh. Các thương hiệu con được bảo trợ bởi thương hiệu mẹ, nhưng tên thương hiệu sẽ khác.
Ngoài ra, thương hiệu con có thể thay đổi thương hiệu bảo trợ mà ít ảnh hưởng.
3.4. Kiểu Hybrid: Kết hợp từ một số kiểu ở trên
Đây là kiểu thương hiệu sinh ra do quá trình phát triển lâu dài, mua bán & sáp nhập thương hiệu và quy hoạch lại dưới một thương hiệu mẹ.
Ví dụ: Alphabet sử dụng kiểu kiến trúc Hybrid. Nhóm sản phẩm Google Search, Google Ads, Google Maps sẽ phụ thuộc thương hiệu Google. Ngoài ra các sản phẩm khác có thể không phụ thuộc nhau.
Tóm lại, việc lựa chọn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay xây dựng thương hiệu sản phẩm phụ thuộc bối cảnh từng doanh nghiệp.
Bạn sẽ được tư vấn kiến trúc thương hiệu phù hợp ở giai đoạn tư vấn chiến lược thương hiệu.
Liên hệ ngay với Kinh Bắc Web qua hotline 0988 897 680/ hello@kinhbacweb.comđể được tư vấn kỹ càng hơn.