Trong thời đại social media, Influencer Marketing (tiếp thị thông qua người có ảnh hưởng) đang có xu hướng bùng nổ rất mạnh mẽ. Khi nhắc đến lĩnh vực này các bạn thường nghe đến thuật ngữ KOL (Key Opinion Leader) và Influencer (người có sức ảnh hưởng). Tuy cả 2 khái niệm nay đều nói về người có sức ảnh hưởng nhưng KOLs và Influencers lại có những điểm không giống nhau.

Họ là ai?

  • KOLs là những người có ảnh hưởng và có cả chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động, hay còn có thể được hiểu là một “chuyên gia” đối với chuyên ngành của họ.
  • Influencer là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, thông qua một sự nổi tiếng nào đó mặc dù cơ bản họ có thể không có kiến thức chuyên ngành, nhưng bù lại họ có những kiến thức nhất định và một mức độ phủ sóng đủ để ảnh hưởng tới những người theo dõi họ.

Ngoài ra, để phân biệt KOL và Influencer cũng còn nhiều tiêu chí khác, có thể kể đến như: độ phủlượng người theo dõikhả năng tương tác và quỹ thời gian.

Độ phủ

Một sự khác biệt đáng chú ý giữa KOL và influencer là độ phủ rộng tầm ảnh hưởng của họ. Danh tiếng và sự công nhận của KOL bị giới hạn trong một khu vực cụ thể và thường là quốc gia của họ. Ví dụ bạn là một KOL hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc tại đất nước Việt Nam thì chỉ có người dân trong nước hoặc những người Việt định cư ở nước ngoài biết đến bạn, người nước ngoài hoàn toàn không biết bạn là ai, bạn làm gì. Tuy nhiên cũng có nhiều KOL rất được quan tâm và chú ý, ví dụ điển hình là Sơn Tùng MTP đang ngày càng trở nên có ảnh hưởng không chỉ ở trong nước mà còn nhận được sự chú ý của bạn bè quốc tế.

Còn influencer có thể sẽ được thế giới biết đến và có fans hâm hộ ở khắp nơi trên thế giới bạn gây được sự hứng thú cho người xem. Tại sao influencer lại có thể lan tỏa rộng đến vậy bởi internet có mặt khắp mọi nơi, các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram đều có mặt ở hầu hết mọi quốc gia vì vậy khi bạn là Influencer thì mức độ phủ sóng của bạn sẽ là toàn cầu.

Lượng người theo dõi

Influencers được chia ra thành nhiều nhóm dựa trên lượng người theo dõi. Hầu hết những influencer là macro-influencer, nhưng hiện nay nano và micro-influencer đang dần phổ biến hơn.

  • Nano-influencer: 0 – 10.000 người theo dõi
  • Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi
  • Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi

Còn các KOL thường là macro hoặc mega-influencer nếu họ sử dụng mạng xã hội vì vốn ngay từ đầu họ đã có những sức ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

 

Khả năng tương tác

Lượng tương tác giữa KOL với người hâm mộ thường thấp hơn so với Influencer. Nguyên nhân là vì Influencer có sự đầu tư thời gian hơn so với KOLs.

Thông thường những tài khoản của Influencers có lượt tương tác tốt vì chính họ trực tiếp tương tác với khách hàng, trực tiếp sử dụng, trải nghiệm sản phẩm mà họ quảng cáo nên tạo ra cảm giác chân thực gần gũi hơn

Còn KOLs mặc dù thường có hàng triệu người theo dõi, nhưng lại không tương tác tốt với người hâm mộ mà đa phần là một trợ lý cá nhân hay một ekip phụ trách việc này. Vậy nên, KOL thường phù hợp để trở thành đại sứ thương hiệu hơn so với việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ- việc phù hợp với Influencer.

Quỹ thời gian

Cả KOLs và Influencers đều có kiến ​​thức chuyên môn về một chủ đề. Nhưng một trong những khác biệt chính là cách thức làm việc.

Hầu hết Influencers làm việc trên các mạng xã hội như viết blog, Youtube, Livestream, Facebook. Họ dành phần lớn thời gian để đầu tư video hoặc hình ảnh để truyền tải thông điệp đến với người hâm mộ của họ.

Khác với Influencers, KOLs thường dành phần lớn thời gian tham gia vào lĩnh vực chuyên môn của họ. Họ có thể dành thời gian cho mạng xã hội, nhưng đó chỉ là thời gian rảnh. Họ sẽ không thể nào dành cả ngày chỉ để nghĩ ra một bài đăng hay quay một video giống Influencers.

Kết

KOL và Influencer đều là những người có chuyên môn nhưng họ có những thế mạnh riêng. Vậy nên, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch mà thương hiệu cần để lựa chọn KOL hoặc Influencer hợp lý. Nếu thương hiệu muốn ra mắt một sản phẩm mới hoặc muốn tăng doanh số bán hàng thì thương hiệu nên lựa chọn Influencer, ngược lại nếu muốn phủ sóng thương hiệu, gia tăng độ nhận diện thì KOL là lựa chọn hoàn hảo.

Sẵn sàng để phát triển doanh nghiệp của bạn?

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, quý khách vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo mẫu sau.

Bài viết liên quan

PHP FPM là gì? Công nghệ này có ích với nền tảng website như thế nào?

Qua bài viết này, bạn sẽ được giải thích cách hoạt động của PHP FPM...

Nhận diện thương hiệu Vua Nệm

“Nhận diện thương hiệu mới mang đến cho thương hiệu cảm giác tươi mới, hiện...

Bộ nhận diện mới của KIDSPLAZA, thương hiệu Việt cho Mẹ và Bé

Richard Moore Associates là đơn vị được KidsPlaza tin tưởng để thực thi nhiệm vụ...

Cache là gì? Hướng dẫn xóa bộ nhớ cache trên mọi trình duyệt

Bộ nhớ cache là gì? Nó là một loại bộ nhớ được sử dụng để...

Banner thông báo nghỉ lễ 2/9, lịch nghỉ lễ tết, năm mới

Nội dung bài viếtHọ là ai?Độ phủLượng người theo dõiKhả năng tương tácQuỹ thời gianKếtMẫu...